Vai trò của ngũ hành trong thiết kế nội thất

Thứ hai - 25/01/2016 11:17


Có 5 yếu tố trong phong thủy: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Mỗi yếu tố đều có những đặc điểm riêng và chung, giúp mang lại năng lượng cho căn phòng nhà bạn.

1. Mộc
Mộc đại diện cho cây cối là sức mạnh của sự phát triển, biểu tượng của sự sinh sôi, lớn lên, linh hoạt và nhạy cảm. Mộc tạo ra sức mạnh của sự sáng tạo và phát triển. Nó đại diện cho sự sinh sôi, lớn lên, linh hoạt và nhạy cảm. Quá nhiều yếu tố mộc sẽ khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, cảm giác luôn không chủ động, thiếu sáng tạo và cứng rắn quá mức.
Ngược lại, yếu tố này nếu quá ít sẽ khiến bạn luôn cảm thấy thất vọng, trì trệ và mâu thuẫn trong tư tưởng. Khi nói đến một căn phòng có yếu tố mộc là nói đến những bó hoa tươi tắn, cây cối, hoa cỏ, những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như cotton, và tất nhiên là cả những đồ đạc bằng gỗ.
Màu đặc trưng của Mộc là màu xanh lá cây hoặc màu xanh dương, bạn có thể chọn đồ vật với hai màu này làm biểu trưng cho các mẫu thiết kế.
2. Hỏa
Sử dụng yếu tố hỏa trong nội thất là cách để giúp tăng sự phấn khích. Yếu tố phong thủy này cũng mang đến nguồn cảm hứng và một chút liều lĩnh. Sử dụng quá nhiều yếu tố hỏa sẽ khiến người cư ngụ có cảm giác bực bội, tức giận, không kiểm soát được hành vi...
Ngược lại, khi có quá ít, sẽ khiến mọi thứ trở nên hời hợt, thiếu cảm hứng. Để tăng yếu tố hỏa trong một căn phòng, bạn hãy bố trí nến, những ánh đèn sáng ấm áp và nếu có thể hãy để ánh sáng mặt trời xuyên vào. Bất kỳ màu sắc nào có gốc từ đỏ, hồng hay tím, các thiết bị như đồ điện tử và những bức ảnh động vật... đều là đại diện của yếu tố hỏa.
3. Thổ
Yếu tố thổ ảnh hưởng tới sức khỏe, tạo cảm giác yên ổn và cân bằng. Khi sử dụng quá nhiều trong không gian sống, con người sẽ rơi vào tình trạng nặng nề trong cảm xúc, buồn tẻ, uể oải. Còn ngược lại, người cư ngụ sẽ có cảm giác bối rối, hỗn loạn và không tập trung.
Yếu tố thổ sẽ mang đến ngôi nhà của bạn thông qua những hình ảnh về mặt đất, phiến đá, với những gam màu như nâu, xanh hay cát, những hình khối vuông và chữ nhật, bề mặt mỏng và phẳng cùng với những bức tranh phong cảnh.
4. Kim
Yếu tố kim loại phản ánh sự minh bạch và logic. Sự hiện diện của vật liệu bằng kim loại trong một không gian sống sẽ cho ta cảm giác gọn gàng, ngăn nắp... Nhưng khi quá nhiều, sẽ hình thành sự vô định, không có khả năng kiểm soát bản thân. Và ngược lại, cảm giác dễ nhận thấy là sự lạnh lẽo và thiếu tập trung. Khi thiếu yếu tố kim người trong nhà sẽ có cảm giác buồn tẻ, xa cách, cô độc, dễ xa nhau.
Để nhận biết yếu tố kim, hãy để ý đến hình tròn hay ovan, bất kỳ những yếu tố nào liên quan đến kim loại như sắt, thép, vàng, bạc hay aluminum, những viên đá, màu trắng, ghi, bạc hoặc các gam màu tông nhạt khác.
5. Thủy
Sự cân bằng trong việc sử dụng yếu tố thủy sẽ mang tới cảm giác hứng thú, sự sâu sắc trong suy nghĩ và hành động. Quá nhiều yếu tố thủy sẽ tạo ra một cảm giác như bị chôn vùi, nặng nề... Trong khi đó, nếu quá ít, không gian sẽ trở nên cô độc, cách ly...
Thủy trong không gian sống được thể hiện thông qua màu đen và những tông màu sẫm khác, những đồ vật có tính phản quang như gương, vật liệu có thể phản sáng... Hình dạng của yếu tố thủy là hình tự do, không đối xứng, nước và các yếu tố liên quan đến nước, chẳng hạn như bể cá hay những đài phun nước.




Tổng hợp bởi ASUZAC ACM.

Nguồn tin: ASUZAC ACM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây